Cách nấu mì Quảng tại nhà ngon không cưỡng nổi

Mì Quảng là món ngon nổi tiếng bắt nguồn từ vùng đất Quảng Nam được du khách gần xa vô cùng yêu thích. Hãy tham khảo các cách nấu mì Quảng trong bài viết để xem bạn có hoàn thành được tô mì Quảng đúng vị ngay tại nhà không nhé!

Cách nấu mì Quảng tại nhà ngon không cưỡng nổi
Cách nấu mì Quảng tại nhà ngon không cưỡng nổi

1. Cách nấu mì Quảng gà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Gà ta làm sẵn: 1 con nặng khoảng 1kg
  • Trứng cút: 10 trái
  • Mì quảng: 1kg
  • Bánh đa: 1 cái
  • Đậu phộng: 150gr
  • Hành tím: 5 củ
  • Tỏi: 2 củ
  • Chanh và ớt chỉ thiên đỏ: mỗi thứ 1 trái
  • Ớt chỉ thiên xanh: 5 trái
  • Ớt xay: 30gr
  • Hành lá, ngò rí và rau sống ăn kèm (gồm xà lách, húng lủi, hoa
  • chuối bào, cải non, rau dấp cá và giá)
  • Hạt nêm, muối, đường, ớt bột, hạt tiêu và dầu phộng.

Bước 2: 

  • Hành tím và tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và đem băm nhỏ, để riêng.
  • Chanh và ớt bỏ cuống, rửa sạch , chanh cắt miếng, ớt chỉ thiên đỏ xắt lát nhỏ, ớt chỉ thiên xanh để riêng ăn kèm rau sống.
  • Hành lá và ngò rí cắt bỏ rễ, lặt sạch và rửa kỹ với nước sạch, để ráo và đem xắt nhỏ.
  • Rau sống (gồm xà lách, húng lủi, hoa chuối bào, cải non, rau dấp cá và giá) lặt sạch, rửa kỹ với vòi nước chảy khoảng 3 lần. Sau đó ngâm rau sống với nước muối pha loãng chừng 10 -15 phút thì vớt ra, vẩy khô nước và để ráo.
  • Mì quảng trộn sơ với 1 muỗng dầu ăn cho thật đều sao cho sợi mì tơi và bóng là được.
  • Trứng cút rửa sạch, cho vào nồi luộc chín, đổ vào nước lạnh để nguội và bóc vỏ, để riêng.

Bước 3: Thịt gà làm sạch, rửa kỹ với muối, rửa lại với nước sạch, để ráo. Sau đó đem lóc thịt gà ra để riêng, xắt thịt gà thành những miếng vừa ăn để làm nước cốt thịt. Phần xương gà (đầu, cổ, cánh, chân và phần xương ức) đem chặt thành từng miếng vừa ăn, để riêng.

Bước 4: Lòng gà bóp với muối chà thật sạch để lọc bỏ phần chất dơ trong bộ lòng gà, rửa thật kỹ với nước sạch, để ráo.

Bước 5: Ướp thịt gà và lòng gà với 1 muỗng hành tỏi băm, 1 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường, 1/2 muỗng cafe muối, 1/2 muỗng nước mắm ngon, 1/2 muỗng cafe tiêu xay và vài lát ớt xắt nhỏ, trộn đều. Ướp thịt gà trong khoảng 30 – 45 phút cho thịt gà ngấm gia vị. Ướp phần xương gà cũng tương tự như phần thịt gà.

Bước 6: Bật bếp, chờ cho chảo nóng đều thì cho đậu phộng vào rang đều tay. Rang trên bếp với độ lửa vừa khoảng 15 – 20 phút là đậu phộng tróc vỏ, chín vàng thì nhấc xuống, để nguội. Tiếp theo cho bánh đa lên nướng sao cho chín vàng ruộm là được, tắt bếp, để riêng bánh đa ra đĩa.

Bước 7: Đậu phộng đã rang chín thì cho vào rổ, dùng tay bóp cho vỏ tróc ra hoàn toàn. Sau đó sàng kỹ cho vỏ bay ra hết, lấy phần hạt đậu phộng cho vào cối giã dập là được.

Bước 8: Bật bếp, để lửa vừa và cho nồi nhỏ lên bếp, chờ cho nồi nóng thì cho 2 muỗng dầu phộng vào, tráng đều. Để cho dầu sôi thật sôi (để khử mùi dầu phộng) thì cho 2 muỗng hành tỏi băm nhỏ vào phi thơm, cho thêm 1 muỗng cafe ớt bột vào phi cùng, đảo đều tay.

Bước 9: Khi hành tỏi dậy mùi thơm, cho phần thịt gà đã ướp vào xào cho săn. Khi thịt gà đã săn lại, cho 1 chén to nước dùng vào, nêm thêm 1 muổng hạt nêm, 1/2 muỗng đường, 1 muỗng cafe muối vào, khuấy đều. Nấu cho đến khi thịt gà chín mềm và nước dùng sánh lại là được.

Bước 10: Nước cốt thịt đạt chuẩn phải bảo đảm các yếu tố như: nước có vị ngon, hơi ngọt, hơi cay, có mùi thơm của hành tỏi phi, có màu vàng cam đẹp, có nước mỡ vàng nổi lên ở phía trên.

Bước 11: Cho phần xương gà đã ướp vào một cái nồi to, cho thêm nước vào để nấu thành nước dùng. Nêm thêm gia vị gồm 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường, 1 muỗng muối và 1 muỗng nước mắm ngon vào, khuấy đều. Nấu thật kỹ cho xương mềm và nước dùng được ngọt. Nếu thích ngọt nước và béo hơn nữa, bạn có thể thêm xương heo vào nấu cùng nước dùng. Khi nước sôi và xương mềm thì có thể tắt bếp.

Bước 12: Chờ cho chảo nóng, cho 1 muỗng dầu ăn vào tráng đều mặt chảo, khi dầu nóng già cho 2 muỗng ớt xay vào xào, đảo đều tay. Khi dầu ăn và ớt xay quyện lại, sánh thì tắt bếp. Cho ra chén đựng gia vị để riêng.

Bước 13: Làm nước mắm ớt: cho 1 muỗng tỏi và ớt vào cối giã, cho 1 muỗng đường, 1 muỗng nước cốt chanh vào giã cùng. Sau đó cho 2 muỗng nước mắm ngon vào, trộn đều. Có thể gia giảm hoặc thêm mắm hay đường đều được, tùy theo ý thích của bạn.

Bước 14: Cho một ít sợi mì vào tô, cho vài miếng thịt gà, 2 trái trứng cút vào và chan nước cốt, cho thêm 1 vài miếng xương gà đã nấu vào cùng, chan thêm 1 chút nước dùng sao cho xâm xấp với sợi mì. Rắc thêm 1 muỗng cafe đậu phộng đập dập, 1 chút hành ngò băm nhỏ lên trên.

Bẻ thêm 1 miếng bánh đa để lên trên. Mì quảng ăn kèm rau sống, dọn thêm 1 chén nước mắm ớt và 1 chén ớt sa tế để ăn cùng.

2. Cách nấu mì Quảng sườn heo

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 kg mì Quảng tráng sẵn
  • 500 g sườn non
  • 200 g tôm tươi
  • Xương heo: 500 gam (Đun lấy nước dùng)
  • Bánh tráng nướng( bánh đa)
  • 5 quả trứng cút
  • Lạc rang giã nhỏ.
  • Rau các loại: bắt chuối xắt sợi, rau cải non, rau hung, rau xà lách, giá đỗ, hành ngò…
  • Gia vị: hạt tiêu, muối, nước mắm, ớt trái, đường, chanh tỏi…
  • Bánh đa ăn kèm

Bước 2: Xương heo rửa sạch, đun sôi rồi bỏ nước đầu tiên cho sạch, hầm cùng phần tôm giã lấy nước. Nêm gia vị cho vừa, thêm hương liệu hạt điều tạo nên chất nước sánh và lên màu cho đẹp mắt. Nồi nước dùng bao giờ cũng được đầu tư kỹ lưỡng vì đây là thành phần quan trọng tạo nên hương vị đậm đà của tô mì Quảng.

Bước 3: Sườn non ta chặt miếng vừa ăn. Còn tôm thì lột vỏ, rút chỉ đen trên lưng. Sau đó đem ướp riêng từng loại với tiêu, muối, nước mắm, đường, hành tỏi băm.

Bước 4: Đun nóng 2 thìa cà phê dầu, đổ tỏi xào qua cho thơm. Rim riêng biệt các nguyên liệu trên trong lửa nhỏ, đảo đều tay, chú ý cho đượm dầu ăn, nêm thêm chút nước mắm, hạt nêm để tạo hương vị đậm đà. Khi ăn thử thấy miếng sườn non vừa chín tới; tôm dậy mùi thơm, chắc; và quả trứng cút cắn vào vừa mềm vừa béo là được.

Bước 5: Rau ăn kèm: Bắp chuối thái mỏng, rau sống nhặt sạch ngâm với nước muối pha loãng.

Bước 6: Trụng mì qua nước sôi rồi đem bỏ vào tô. Bày lên trên đó hai miếng sườn, hai con tôm. Sau đó thêm phần rau ăn kèm( bắt chuối thái mỏng, rau cải non, giá đỗ…), rắc thêm phần lạc rang. Sau cùng là chan một vá nước dùng( Lưu ý: Không chan ngập phần mì, chỉ cần chan ướt mì là đủ). 

3. Cách nấu mì Quảng vịt

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Vịt : 500 con
  • Sợi mì Quảng: 1kg
  • Màu điều loại hạt : 1 gói
  • Nước dừa : 1 lít
  • Tỏi, ớt
  • Rau húng lìu, giá đỗ
  • Gia vị : đường thẻ ( 2 viên nhỏ) , hạt tiêu, nước mắm, muối,…

Bước 2: Vịt rửa sạch với muối và rượu trắng cho hết mùi hôi. Chặt miếng vừa ăn. Ướp vịt với tỏi băm, ớt, hạt nêm, nước mắm, muối,… trong vòng 30 phút cho ngấm gia vị.

Bước 3: Cho dầu ăn vào đun cùng màu điều loại hạt cho đến khi ra màu. Đổ chỗ dầu điều vào thịt vịt đang ướp, dùng đũa đảo đều, để trong vòng 30 phút.

Bước 4: Đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi, cho tiếp thịt vịt đã ướp vào xào đến khi thấy thịt săn lại là được.

Bước 5: Cho vịt vào nồi nước để hầm, nước hầm có cả nước dừa và nước trắng, nêm thêm gia vị ( cho thêm cả đường vào tùy khẩu vị ) , hầm đến khi thịt vịt thật mềm là được.

4. Cách nấu mì Quảng thịt ếch

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

  • Thịt ếch: 800gr
  • Mì Quảng: 1kg
  • Đậu phụng rang: 100gr
  • Cà chua: 1 quả
  • Bánh tráng nướng: 4 tấm
  • Thơm: ¼ quả
  • Rau sống: cải con, xà lách, búp chuối thái sợi, giá, rau thơm
  • Gia vị: muối, nước mắm, đường, dầu ăn, tiêu…
  • Nghệ, ớt, chanh, tỏi, sả, hành lá, hành tím, ngò

Bước 2: Ếch làm sạch, chặt thành những miếng vừa ăn rồi đem ướp trong khoảng 30 phút với hành, sả, tỏi, nghệ đã giã nhỏ cùng một chút muối, nước mắm, đường.

Bước 3: Các loại rau ăn kèm làm sạch rồi đem rửa với 3 lần nước. Sau đó, ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra ráo để nước.

Bước 4: Thơm gọt sạch vỏ, bỏ mắt, rửa sạch rồi thái thành từng miếng nhỏ khoảng 2 – 3cm. Cà chua làm sạch rồi bổ thành múi cau.

Bước 5: Phi thơm tỏi, hành tím rồi cho thịt ếch vào xào. Đảo đều tay trong khoảng 1 phút rồi đậy kín vung, hạ lửa nhỏ và rim thịt trong khoảng 15 phút.

Bước 6: Sau khi rim thịt ếch đủ thời gian, bạn cho dứa và cà chua đã được sơ chế vào xào cùng. Khoảng sau 1 phút, đổ lượng nước vừa dùng vào đun sôi.

Bước 7: Khi nồi nước dùng sôi, bạn hạ lửa và tiếp tục đun trong khoảng 20 phút. Sau đó, nêm nếm gia vị vừa miệng rồi tắt bếp. Như vậy, chúng ta đã hoàn thành xong nồi nước dùng cho món mì Quảng ếch. Bây giờ bạn cho mì Quảng ra tô, rắc lên trên một ít đậu phụng rang, hành, ngò rồi chan thêm nước dùng. Khi ăn thì nhớ dọn rau sống cùng bánh tráng nướng ra ăn kèm nhé.

Bài viết trên của HER đã giới thiệu đến độc giả cách nấu mì Quảng với các nguyên liệu khác nhau. Hãy áp dụng ngay để chiêu đãi người thân và bạn bè nhé!