PGS-TS Bùi Hiền đề xuất cải cách tiếng Việt, “Luật giáo dục” thành “Luật záo zụk” gây nhiều tranh cãi

Tin mới: Công bố về cải tiến cách viết tiếng Việt của PGS-TS Bùi Hiền trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà với nhiều người.
Mới đây, cách viết cải tiến Tiếng Việt mà PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) đề xuất trong cuốn sách vừa xuất bản gây nhiều tranh cãi.

PGS.TS. Bùi Hiền cho biết, trải qua gần một thế kỷ đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện. Theo đó, cách viết tiếng Việt: “giáo dục” phải viết là “záo zụk”, “nhà nước” là “n’à nướk”, “ngôn ngữ” là “qôn qữ”…

“Hãy tôn trọng đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền!”, “Ai có sáng kiến thì để tham khảo, không hoan nghênh thì thôi chứ đừng chửi bới nhục mạ người ta!”… là những lời khuyên không hiếm trên MXH trong những ngày này.

PGS.TS Bùi Hiền

Sáng 25/11, PV VTC News đã phỏng vấn PGS.TS. Bùi Hiền xung quanh những đề xuất đang khiến dư luận xôn xao. PGS.TS. Bùi Hiền (nguyên Hiệu phó trường ĐHSP Ngoại ngữ Hà Nội) – người đề xuất trong cuốn sách vừa xuất bản gây nhiều tranh cãi cho biết, trải qua gần một thế kỷ đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian, vật tư.

Theo đó, cách viết Tiếng Việt: “giáo dục” phải viết là “záo zụk”, “nhà nước” là “n’à nướk”, “ngôn ngữ” là “qôn qữ”…

Ông cho biết chương trình nghiên cứu tiếng Việt này ông bắt đầu nghiên cứu từ 30 năm về trước và mới đưa ra một nửa đề án.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào làm tôi lường trước hết được những khó khăn xảy ra. Tôi không giật mình vì chuyện này nhưng để làm cho nó tốt, không mất công, không gây ra xáo trộn trong suy nghĩ của cả xã hội thì chưa nên đưa công trình cải cách của tôi ra xã hội.

Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tôi sẽ làm việc này đến cùng. Tôi sẽ sớm đưa ra công luận khi đã hoàn thiện. Trong giới ngôn ngữ học cũng có nhiều người ủng hộ ông, nhưng ngược lại thì cũng có nhiều người không ủng hộ.

Đoạn văn bản sau khi Tiếng Việt được cải cách

Biế là khó khăn nhưng ông vẫn quyết tâm làm. Ông cho biết trước hết là gạt bỏ những tập quán cũ đi mà nhìn vào hiện tại, tương lai thì tính khả thi rất lớn. Không như người ta tưởng tượng là giáo dục lại toàn bộ đội ngũ, dạy học từ đầu cho tất cả. Chuyện đó là suy đoán thôi chứ không phải như thế.

Khi được hỏi về việc dư luận phản ánh, PGS.TS Bùi Hiền cho biết: “Vừa rồi, dư luận không được chuẩn bị gì cả nên họ hoảng quá và họ phản ứng một cách hơi tiêu cực. Thật ra, việc làm của tôi rất tích cực và thời sự nhưng họ không hiểu được cho nên họ phản ứng tiêu cực. Như vậy nó không lợi cho công việc của khoa học, công việc của xã hội, của văn hóa.

Nhưng thực tế, nếu bạn đọc kỹ bản nghiên cứu của tôi thì sẽ hiểu lý do cấp thiết vì sao phải cải cách ngôn ngữ, đồng thời là làm thế nào để cải cách được nó.

Nhưng rất tiếc công trình nghiên cứu của tôi vẫn chưa hoàn chỉnh để công bố trước dư luận.

Đến tháng 3/2018, tôi sẽ báo cáo nốt phần sau để cho các đồng nghiệp tham khảo, đóng góp ý kiến và góp ý. Tôi sẽ mời báo chí đến dự, nếu các bạn nghe và thấy rằng đó là vấn đề khả thi có thể đưa ra trước công luận để lấy ý kiến”.