Hình thức du lịch bụi đang dần biến mất do covid-19?

Rất nhiều nhà nghỉ tư nhân, quy mô nhỏ khác đã phảo đóng cửa, số khác giải thể vĩnh viễn một phần do không có khách du lịch bụi.

Du lịch bụi được biết đến từ những năm 1950-1960, bắt đầu từ tuyến đường từ châu Âu và Đông Nam Á có tên gọi “đường mòn hippie” trở nên nổi tiếng với những người trẻ khao khát đi du lịch nhưng ngân sách hạn chế. Năm 1973, Lonely Planet xuất bản cuốn sách hướng dẫn đầu tiên với tiêu đề “Đi khắp châu Á với giá rẻ” nói về con đường này. Càng về sau hình thức này càng phát triển, nhiều người tìm kiếm các công việc tạm thời ở nơi mình ghé thăm và kết nối với những người giống mình để thành bạn đồng hành.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2020, các quốc gia đóng cửa biên giới. Những chuyến bay giá rẻ mà nhiều phượt thủ từng đi có thể sớm trở thành dĩ vãng. Chưa kể là nhiều điểm đến còn yêu cầu có giấu xét nghiệm Covid-19. Ngay cả khi thế giới bắt đầu dịch chuyển trở lại, giới phượt thủ hay dân du lịch bụi sẽ phải vật lộn để tìm hướng đi mới, theo CNN.

Hình thức du lịch bụi đang dần biến mất do covid-19?

Theo số liệu từ Liên đoàn Du lịch Giáo dục và Sinh viên Thế giới (WYSETC), 45 triệu chuyến du lịch bụi được thực hiện mỗi năm. Số tiền trung bình cho mỗi chuyến đi trong năm 2017 là 4.000 USD.

Theo Phó Thống đốc Bangkok Sakoltee Phattiyakul, khách quốc tế chiếm ít nhất 90% lượng khách đến Khao San. Tuy nhiên, ở những con phố không ngủ san sát những quán bar, nhà hàng và quầy bán rong… đã yên ắng hàng tháng qua, kể từ khi Thái Lan đóng cửa biên giới hồi tháng 4.

Còn ở Australia – một điểm đến hàng đầu khách dành cho phượt thủ, dường như từng bước ngăn cản các vị khách du lịch bụi. Năm 2017, “thuế khách du lịch bụi” được ban hành tại xứ sở kangaroo, người tới đây theo visa lao động trong kỳ nghỉ có thể bị đánh thuế lên đến 15% – trong khi người lao động Australia có ngưỡng miễn thuế thu nhập là 12.500 USD.

Denis Tolkach, trợ lý giáo sư tại Trường Quản lý Khách sạn và Du lịch thuộc Đại học Bách khoa Hong Kong, nói rằng: “Hầu hết các điểm đến đang tập trung vào phân khúc thị trường khách có khả năng chi trả cao. Phượt thủ thường có xu hướng khám phá những vùng sâu vùng xa, mua sắm sản phẩm và tương tác trực tiếp với người dân địa phương. Nhưng nếu quá đông đúc, họ có thể gây tổn hại đến môi trường, văn hóa và cộng đồng địa phương do sở thích tiệc tùng và lối cư xử không đúng mực”.

Stuart Nash, Bộ trưởng Du lịch của New Zealand, cho rằng xứ sở chim kiwi có thể hướng tới các phân khúc khách hàng có “giá trị ròng cao” trong tương lai. Nhưng Jenni Powell, chủ tịch Hiệp hội các Phượt thủ trẻ và thích phiêu lưu lại hấn mạnh các phượt thủ đóng góp cho New Zealand theo nhiều cách khác nhau dù đã bị bỏ qua. Trước đại dịch, các du khách trẻ chiếm 25% số khách đến New Zealand, giúp nước này thu về 1,5 tỷ USD cho nền kinh tế. Phượt thủ tới nhiều điểm trên khắp đất nước và lưu trú lâu hơn tốt cho sự tăng trưởng theo mùa vụ.

Hiệp hội Nhà trọ Thanh niên ở Anh và xứ Wales, một tổ chức phi lợi nhuận với hơn 150 khách sạn, thành lập được 90 năm, cho biết mỗi năm doanh thu đạt hơn 75 triệu USD. Nhưng riêng năm 2020, thu nhập của họ giảm 75%. Trong khi đó, rất nhiều nhà nghỉ tư nhân, quy mô nhỏ khác đã phảo đóng cửa, số khác giải thể vĩnh viễn.

Will Hatton, người sáng lập blog The Broke Backpacker và điều hành các chuyến du lịch du lịch ba lô đến Pakistan, Iran và Kyrgyzstan. Công việc ăn nên làm ra trước Covid-19 khiến anh hợp tác để mở một nhà trọ dành cho các phượt thủ ở Bali, Indonesia. Nhưng năm 2020, Will phải hủy nhiều chuyến du lịch mạo hiểm đã lên lịch trước, hoàn tiền cho khách hàng và hỗ trợ tài chính cho các đối tác địa phương. Dự án kinh doanh của anh đều thua lỗ nặng nề. Dù vậy, Will tin rằng điều tồi tệ nhất đã qua, thế giới đã sáng chế ra vaccine và đam mê xê dịch nhiều người vẫn còn rất mạnh mẽ. Will dự định mở cửa nhà trọ của mình vào tháng 3.

Theo Phụ Nữ Mới – https://phunumoi.net.vn/hinh-thuc-du-lich-bui-dang-dan-bien-mat-do-covid-19-d220363.html